Bật mí những điều cần phải biết về ngành xây dựng năm 2021

05/01/2025

Từ các khu căn hộ đến các tòa nhà chọc trời đều là thành quả của ngành kỹ thuật xây dựng. Vậy ngành xây dựng là gì, vai trò đối với xã hội cũng như các kỹ năng ứng viên cần đề cập tới trong CV ngành xây dựng là gì?

Sự thay đổi các ngôi nhà, căn hộ từ đơn giản tới hiện đại và sang trọng là minh chứng rõ ràng cho sự thay đổi trong cấu trúc và thiết kế của ngành xây dựng. Xã hội càng hiện đại, nhu cầu của con người từ nơi ở đến văn phòng và khu vui chơi giải trí cũng đổi mới hiện đại hơn. Và đổi mới trong tư duy xây dựng các cơ sở hạ tầng tới các công trình nhà ở… góp một phần lớn vai trò trong tiến trình hiện đại hóa, công nghiệp hóa của mỗi quốc gia. 

I. Ngành xây dựng là gì?

Ngành xây dựng là một ngành rộng lớn, chúng bao gồm nhiều hoạt động tích hợp liên quan tới các hoạt động về thiết kế, thi công các cơ sở hạ tầng quốc gia như cầu cống, đường xá, bệnh viện tới các công trình nhà ở cá nhân và các khu công nghiệp rộng lớn. Mục đích của ngành xây dựng là tạo nên các cơ sở, địa điểm để phục vụ những nhu cầu khác nhau của con người như đi lại, nơi ở đến nơi làm việc. 

Ngành xây dựng là gì?

II. Các nhóm ngành xây dựng

Ngành xây dựng là một ngành rộng lớn do vậy để dễ cho tiến trình giám sát và thi công thì ngành này được chia thành 3 nhóm ngành như dưới đây: 

1. Xây dựng nhà các loại

Ngành xây dựng tiến hành thi công và triển khai dự án nhà ở cá nhân, nhà chung cư đến các nhà cao tầng hay căn hộ biệt thự… được cho vào nhóm này. Và một nhóm nhà không dùng để ở như các bệnh viện, nhà hàng, kho bãi… cũng được xếp vào đây.

2. Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng

Các công trình kỹ thuật dân dụng được đề cập tới trong ngành xây dựng đó chính là các cơ sở hạ tầng được tạo nên nhằm mục đích phục vụ cho nhu cầu của người dân mỗi quốc gia. Chúng có thể là đường cao tốc, đường nhựa, cầu cống, cầu vượt, cầu bắc qua sông. Nhìn chung, đây là các công trình được nhà nước xây dựng nên từ ngân sách quốc gia để hướng tới một cuộc sống hiện đại và thuận tiện hơn. Sự phối hợp giữa các kiến trúc sưkỹ sư xây dựng và giám sát xây dựng sẽ giúp các công trình công cộng này được thực hiện đúng thời gian và kịp tiến độ. 

3. Xây dựng chuyên dụng

Ngành xây dựng nổi bật với hoạt động cung cấp dịch vụ xây dựng chuyên dụng. Đó là nhóm các công trình được thực hiện theo các mục đích riêng của từng cá nhân, từng tổ chức. Chúng có thể là các hoạt động về lắp đặt hệ thống đèn trang trí, dịch vụ ốp lát nhà cửa… 

đặc thù của ngành xây dựng

III. Đặc thù của ngành xây dựng

Thực tế cho thấy các công trình xây dựng hiện nay đều phải đáp ứng các tiêu chuẩn xây dựng khắt khe để đảm bảo an toàn cho mọi người. Ngành xây dựng cũng được coi là ngành gây ra nhiều rủi ro trong tai nạn nghề nghiệp. Do đó đây là ngành có nhiều đặc thù, chẳng hạn như:

  • Một công trình xây dựng được thực hiện dưới sự triển khai và giám sát khắt khe của các bộ phận như:kỹ sư xây dựng, thiết kế xây dựng, giám sát xây dựng… 
  • Đơn vị chịu trách nhiệm trong nhiệm vụ quản lý chung của ngành xây dựng là đơn vị quản lý dự án. 
  • Các hoạt động được triển khai trong ngành xây dựng đều cần theo kế hoạch, đúng bản vẽ thi công và đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật khắt khe. 

Đặc thù của ngành xây dựng

Những đặc thù của ngành xây dựng

IV. Vai trò của ngành xây dựng

Các công trình các bạn nhìn thấy từ các cửa hàng nhỏ, nhà ở đến các tòa nhà chọc trời đều là thành quả của ngành xây dựng. Vậy vai trò của ngành xây dựng là gì? 

Ngành xây dựng luôn đảm bảo cho sự phát triển của mỗi quốc gia và gắn liền với tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa quốc gia. Đây là nền tảng quan trọng để góp phần giải quyết các nhu cầu của con người từ ăn ở, ngủ nghỉ, giải trí tới nơi làm việc và nghỉ dưỡng…. Có thể tóm gọn các vai trò chủ chốt của ngành xây dựng đối với nền kinh tế quốc gia như: 

  • Thúc đẩy sự phát triển các các lĩnh vực kinh tế khi đáp ứng đầy đủ và tốt về cơ sở vật chất và địa điểm làm việc.
  • Ngành xây dựng đóng góp lớn vào GDP của quốc gia và sự tăng trưởng ổn định hàng năm. 
  • Chính phủ đầu tư nhiều vào ngành xây dựng là căn cứ tốt để nâng cao chất lượng và hiệu quả cho các cơ sở hạ tầng công cộng. Từ đó nâng cao đời sống của người dân và tạo cho họ có một mức sống cao hơn.
  • Thúc đẩy tiến trình hiện đại hóa, công nghiệp hóa cho mỗi đất nước. 

V. Phẩm chất, kỹ năng cần thiết của người làm ngành xây dựng

Ngành xây dựng là ngành có nhiều vị trí công việc khác nhau như kiến trúc sư, kỹ sư xây dựng, kỹ sư thiết kế thi công, giám sát xây dựng…  Do đó, tùy từng vị trí công việc cụ thể mà có những yêu cầu về kỹ năng và trình độ khác nhau. Nhưng nhìn chung, ngành xây dựng đều đòi hỏi ứng viên với các yếu tố dưới đây: 

  • Giỏi các môn khoa học tự nhiên, đặc biệt là toán học và vật lý (cơ học): Việc làm ngành xây dựng đòi hỏi phải có khả năng cao trong việc đọc hiểu các bản vẽ công trình - thứ được coi là ngôn ngữ giao tiếp trong ngành này. Ngoài ra, bản vẽ chính là căn cứ để các giám sát thi công và giám sát xây dựng đánh giá, cũng như giám sát tiến độ thực hiện các công trình. Điều này đòi hỏi các kỹ sư ngành xây dựng cần phải giỏi các bộ môn khoa học tự nhiên, đặc biệt là toán học và vật lý. 
  • Am hiểu các kiến thức lịch sử, địa lý cũng giúp ích rất nhiều trong ngành này: Đối với vị trí kỹ sư thiết kế xây dựng thì việc am hiểu các kiến thức lịch sử, địa lý là căn cứ nền tảng để họ sáng tạo nên các công trình mang tầm vóc vĩ mô. Hãy đề cập tới khả năng này của mình trong CV xin việc ngành xây dựng nhé! 
  • Vốn văn hóa sâu rộng để biết tôn vinh các giá trị văn hóa trong các công trình xây dựng: Điều này được hiểu là văn hóa và các giá trị văn hóa chính là khởi nguồn để sáng tạo nên các công trình xây dựng đặc biệt. Việc tạo nên các công trình mang tính giá trị văn hóa, giá trị quốc gia sẽ dễ dàng đi vào lòng người hơn và có thể trường tồn cùng thời gian. Có thể lấy ví dụ về Tháp Rùa ở Hồ Hoàn Kiếm được bắt nguồn từ câu chuyện trả ơn về sự giúp đỡ của thần Kim Quy. Từ đó đề cao lòng biết ơn của người dân ta. 
  • Khả năng giao tiếp tốt: khả năng giao tiếp tốt luôn được coi là chìa khóa thành công cho bất kỳ ngành nghề nào, không riêng gì ngành xây dựng. Với khả năng giao tiếp tốt các chủ thầu sẽ dễ dàng nhận được nhiều công trình hơn. 
  • Tình yêu đất nước, thiên nhiên, con người: Mỗi một thứ giản dị xuất phát từ cuộc sống của chúng ta đều có thể trở thành nguồn cảm hứng sáng tạo nên các công trình mang tính thời đại. Do đó, mỗi một cá nhân trong ngành xây dựng nên duy trì, nuôi dưỡng tình yêu quê hương, đất nước và con người. 

Nguồn: Sưu tầm

Tư Vấn Ngay!
Tư Vấn Ngay!
130 Đường B Trưng Trắc, Khu phố 20, Phường Hiệp Bình Chánh, Thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam