Rất nhiều người vẫn thắc mắc các biện pháp thi công cọc ly tâm trong công trình được thực hiện như thế nào cũng như nên lưu ý những gì khi thi công chúng. Trong bài viết dưới đây, Xây dựng Hoà Bình sẽ chia sẻ biện pháp thi công cọc ly tâm cũng như một số lưu ý về biện pháp này. Tham khảo ngay nhé!
Trước khi tìm hiểu biện pháp thi công cọc ly tâm, bạn cần nắm được những ưu điểm nổi bật của biện pháp thi công này.
Có thể nói, cọc ly tâm là vật liệu vô cùng phổ biến trong lĩnh vực xây dựng hiện nay với những ưu điểm không thể chối cãi.
Các loại cọc được thi công theo biện pháp ly tâm rất chất lượng, đảm bảo tiêu chuẩn quốc tế
Với biện pháp thi công cọc ly tâm, cọc được ứng suất trước kết hợp với quay ly tâm giúp cho bê tông trở nên đặc, chắc, không nứt, chịu được tải trọng cao, đồng thời làm tăng khả năng chống thấm, chống ăn mòn hiệu quả.
Các loại cọc được thi công theo biện pháp ly tâm rất chất lượng, đảm bảo tiêu chuẩn quốc tế bởi sử dụng bê tông và thép có cường độ cao, mô-men uốn lớn, có khả năng chống nứt cọc, thuận lợi cho việc vận chuyển, di dời, thi công, lắp dựng,...
Trước khi thi công, đơn vị thi công cần kiểm tra máy cẩn thận cũng như đảm bảo các tính năng và thiết bị của máy ép. Khi vận hành thử thiết bị phải tăng thêm 10~15% tải trọng dọc trục thiết kế của cọc để tiện kiểm tra toàn bộ tính ổn định hệ thống công suất của thiết bị phải lớn hơn 1.25 lần so với lực ép tối đa thiết kế đã quy định.
Bên cạnh đó, đơn vị thi công cũng cần kiểm tra chất lượng ngoại quan và ký hiệu cọc có được ghi rõ ràng không. Chú ý quan sát độ sâu của cọc đồng thời ghi chép lại lực ép tại độ sâu của thời điểm đó.
Tiếp theo, đơn vị thi công sẽ tiến hành ép thử cọc để xác định được lực tải trọng bước đầu của dọc trục cọc. Yêu cầu ép thử cọc như sau:
Khi thi công ở những công trình nền móng có địa chất phức tạp số lượng tiến hành ép thử không dưới 2% nhưng không vượt quá 5 cọc.
Quy cách ép thử cọc, độ dài và địa chất phải có tính tiêu biểu. Cọc ép thử nên chọn ở gần vị trí những lỗ đã khảo sát kỹ thuật.
Phương pháp thi công ép và điều kiện thi công ép phải đồng nhất với cọc.
Trước khi thi công cọc ly tâm, đơn vị thi công cần kiểm tra máy cẩn thận cũng như đảm bảo các tính năng và thiết bị của máy ép.
Căn cứ vào mật độ của cọc, nền móng và tổng thể công trường:
Nếu mật độ cọc dày và cách khối kiến trúc xung quanh xa, ép cọc từ bên trong ra bên ngoài.
Nếu mật độ cọc dày, địa bàn hẹp và dài, khi hai đầu cách khối kiến trúc xa, phải ép cọc từ giữa trước sau đó ép ra hai bên. Khi khối kiến trúc giáp một bên thì tiến hành thi công từ phía giáp khối kiến trúc ra ngoài.
Căn cứ vào điều kiện địa chất tại công trình:
Nếu công trường có diện tích lớn có một bộ phận mà tầng đất trên bề mặt có cát, có đá thì sẽ tiến hành thi công tai khu vực đó trước.
Nếu tầng đất chịu lực có độ sâu hoặc độ sâu của cọc khi ép có sự chênh lệch lớn thì sẽ tiến hành ép cọc dài trước sau đó mới ép cọc ngắn.
Căn cứ vào tình hình quy cách của cọc và phân bố:
Khi qui cách cọc không đồng đều thì phải ép cọc to trước sau đó mới ép cọc nhỏ.
Nếu trong công trường có đài cọc lớn ( 30 cọc trở lên) phải tiến hành thi công đài cọc lớn trước sau đo thi công đài cọc nhỏ.
Tiếp theo, đơn vị thi công tiến hành hàn nối cọc. Khi nối, đơn vị thi công đảm bảo độ dài cọc từ mặt đất còn lại 0.5 ~ 1.0 m và đoạn dưới phải thẳng hoặc chênh lệch của độ thẳng không vượt quá 1%, gia tải lên cọc khoảng ( 10~15% ) tải trọng thiết kế trong suốt thời gian hàn nối để tạo tiếp xúc hoàn toàn giữa hai bề mặt bích.
Khi tiến hành hàn, trong trường hợp dùng khí bảo vệ CO2, đơn vị thi công phải dùng 2 máy hàn tiến hành hàn đối xứng cùng một lúc. lớp hàn không được dưới hai lớp, phải hàn liên tục cho tới đầy mối hàn.
Trong trường hợp dùng máy hàn thủ công, rãnh hàn trước tiên phải chấm từ 4 điểm đến 6 điểm đối xứng nhau, đợi trên dưới cọc cố định sau đó mới tiến hành phân lớp hàn..Sau khi hàn xong phải để nguội tự nhiên thời gian không dưới 3 phút.
Để đảm bảo chất lượng cọc ly tâm, đơn vị thi công cần lưu ý một số điều sau:
Hệ thống kích và giá đỡ cần được định vị đúng vị trí và thằng đứng.
Đốt cọc đầu tiên được định vị chính xác về độ thẳng đứng và vị trí.
Thiết bị ép cọc được liên kết với hệ thống neo hoặc hệ dầm chất đối trọng.
Cọc mồi bằng thép được sử dụng trong quá trình ép cọc. Hai đầu cọc mối phẳng và vuông góc với trục cọc.
Mối nối cọc thực hiện bằng hàn, đảm bảo chiều dày và công nghệ theo quy phạm.